Lỗi full disk có lẽ không còn xa lạ gì đối với những người dùng Windows. Lỗi này xảy ra trên tất cả các hệ điều hành. Và mỗi lần mở Task Manager để xem chi tiết các hoạt động thì thấy các tiến trình ổ đĩa luôn từ 90% – 100%. Tình trạng này sẽ khiến cho máy tính bị đơ, chậm chạp, giật lag gây phiền phức trong quá trình sử dụng máy tính. Vì thế mà hôm nay Sự kiện công nghệ sẽ hướng dẫn các bạn những cách xử lý vấn đề này cực kỳ nhanh chóng.
Sử dụng Task Manager
Với Task Manager bạn có thể dễ dàng kiểm tra và vô hiệu hóa các ứng dụng đang chiếm quá nhiều bộ nhớ.
Bước 1: Bạn click phải vào thanh Taskbar ở màn hình chọn Task Manager.
Bước 2: Chọn ứng dụng nào đang chiếm quá nhiều bộ nhớ và chọn End task.
Tắt đi các dịch vụ không cần thiết
Các dịch vụ chạy ngầm quá nhiều sẽ dẫn đến tính trạng Full Disk.
Bước 1: Bạn nhập Services vào Start và chọn Services (Desktop app) như bên dưới.
Bước 2: Bạn tìm và click chọn vào Background Intelligent Transfer.
Bước 3: Ở mục Start up stype bạn chọn Disable.
Bước 4: Bạn chọn Stop và Apply để áp dụng thay đổi.
Tương tự như vậy bạn tiến hành Disabe Superfetch Properties và Windows Search Service Properties.
Tắt các ứng dụng chạy ngầm
Bước 1: Bạn vào Setting của máy.
Bước 2: Bạn click vào Privacy.
Bước 3: Chọn mục Background apps và tiến hành tắt Let apps run in the background.
Sử dụng công cụ CheckDisk
CheckDisk sẽ giúp sửa lỗi các tập tin trong ổ cứng giúp ổ cứng hoạt động ổn định hơn.
Bước 1: Bạn nhập Command Prompt vào Menu Start.
Bước 2: Click chuột phải vào Command Prompt và chọn Run as adminstrator.
Bước 3: Bạn nhập lệnh chkdsk /f /r C: sau đó Enter.
Bước 4: Nhập Y vào cửa sổ Command Prompt để hoàn thành thao tác.
Set Ram ảo bằng thủ công thay vì để chế độ Automatically
Để Ram ở chế độ Automatically (tự động) cũng là một trong những nguyên nhân khiến máy tính bạn bị dính lỗi Full Disk. Thay vì để chế độ Auto thì bạn nên Set cứng RAM ảo. Cách thực hiện như ảnh ở dưới:
Tại Tab Virtual Memory, bỏ dấu tick ở Automatically manage paging file size for all drives. Chọn ổ đĩa cài Hệ điều hành của bạn (thường là ổ C). Sau đó tích vào Custom size.
Tại mục Maximum size và Initial size. Bạn set cứng cho Ram ảo bằng 1/2 Ram thật của bạn. Ở đây mình có 4GB Ram nên sẽ Set một nửa là 2GB Ram = 2048MB, tương tự các bạn làm với máy tính của bạn.
Cuối cùng ấn OK để lưu, và khởi động để thay đổi có hiệu lực.
Xử lý Troubleshooting
Bạn vào Control Panel, gõ Troubleshooting trên ô tìm kiếm và nhấn vào Troubleshooting.
Cửa sổ mới hiện ra, kích đúp chuột vào System and Security:
Cửa sổ mới hiện ra, kích vào System Maintenance:
Nhấn Next:
Sau đó cứ để cho máy nó làm việc khi xuất hiện thông báo System Maintenance như hình thì nhấn vào mục Try troubleshooting as an administrator:
Sau đó ngồi đợi, chờ cho nó chạy đến khi nào có chữ Close thì nhấn vào.
Tắt Maintenance
Cũng ở Control Panel, chọn System and Security và Action Center:
Tiếp theo nhấp chuột vào mũi tên đở phần thiết lập Maintenance, chọn Settings:
Bạn tích vào Never check for solutions (Not recommended) và OK:
Tắt Windows SmartScreen
Vẫn ở cửa sổ Action Center, chọn Change Windows SmartScreen Settings, sau đó tích vào Don’t do anything (Turn off Windows SmartScreen).
Lời kết
Như vậy trên đây là mình đã trình bày cho các bạn một số cách khắc phục lỗi full disk 100% rồi đó. Chúc các bạn thực hiện thành công.
Nếu sau khi đã làm hết mọi thứ mà máy vẫn không hoạt động khá hơn thì bạn hãy nâng cấp phần cứng cho máy của mình nếu có điều kiện. Bạn có thể thay thế hoặc gắn thêm một ổ SSD để truy xuất dữ liệu nhanh hơn, mình thấy giá cả hiện tại của SSD đã khá rẻ so với trước đây hoặc bạn cũng có thể nâng cấp RAM.