Tắt Firewall win 10 giúp cải thiện được tốc độ xử lý của máy tính. Tường lửa được cài đặt sẳn trong windows 10 có chức năng bảo vệ máy tính khỏi virus, phần mềm độc hại tấn công vào máy tính. Tuy nhiên trong lúc sử dụng tường lửa lại làm cho chúng ta thấy vô cùng phiền phức vì những rào cản của nó. Vì vậy hôm nay mình sẽ chỉ cho các bạn những cách tắt Firewall win 10 đảm bảo an toàn nhất.
Các cách tắt tường lửa Firewall Win 10
Tắt tường lửa Windows 10 trong Setting
Bạn cũng có thể tắt tường lửa trong phần Setting của Windows 10, trong những phiên bản gần đây thì giao diện có đôi chút khác biệt.
Bước 1: Bạn truy cập vào Setting bằng cách bấm tổ hợp phím Windows + I sau đó chọn mục Update & Security.
Bước 2: Ở menu bên trái, bạn chọn mục Windows Security và bấm vào mục Firewall & network protection để mở cài đặt tường lửa.
Bước 3: Ở màn hình mới, bạn click chọn vào mạng muốn tắt tường lửa và kéo thanh trượt từ On sang Off, bấm Yes khi màn hình hiện cảnh báo là được.
Rất đơn giản phải không nào.
Cách tắt tường lửa Win 10 trong Control Panel
Đây là phương pháp khá cổ điển và quen thuộc, thường được thực hiện thường xuyên ở các hệ điều hành Win 7 hay Win 8.
Bước 1: Đầu tiên bạn cần mở Control Panel Win 10 bằng cách bấm phím Windows sau đó gõ Control Panel vào ô tìm kiếm và bấm chọn.
Bước 2: Khi màn hình Control Panel hiện ra bạn chọn mục Windows Defender Firewall.
Bước 3: Ở menu bên trái bạn bấm vào mục Turn Windows Defender Firewall on or off.
Bước 4: Màn hình tiếp theo, bạn tick chọn Turn off Windows Defender Firewall ở mục Private network hoặc Public network hoặc cả 2 tuỳ nhu cầu.
Vậy là bạn đã tắt được tường lửa trong cài đặt của Control Panel rồi.
Cách tắt Firewall Win 10 bằng Command Prompt
Ngoài các cách tắt Firewall bằng cài đặt, bạn cũng có thể dùng câu lệnh Command Prompt để thực hiện tắt tường lửa.
Cách làm như sau:
Bước 1: Bạn bấm phím Windows, sau đó nhập cmd vào ô tìm kiếm. Khi chương trình Command Prompt hiện ra, bạn click chuột phải rồi chọn Run as administrator để chạy bằng quyền admin.
Bước 2: Bạn nhập vào câu lệnh netsh advfirewall set allprofiles state off và nhấn Enter để tiến hành tắt tường lửa.
Nếu thấy màn hình trả về kết quả OK tức là đã hoàn thành rồi đấy.
Rất đơn giản đúng không, với 3 cách trên có lẽ là đủ để bạn có thể tắt tường lửa trên Windows 10 rồi. Còn nếu bạn muốn bật lại tường lửa thì làm theo hướng dẫn sau đây nhé!
Cách bật tường lửa Windows 10
Tương tự như cách tắt tường lửa, bạn cũng có nhiều cách để bật tưởng lửa trên Win 10 mà không gặp bất cứ khó khăn gì bởi hệ thống luôn khuyến khích bạn bật chương trình này lên.
Bật tường lửa Win 10 từ khung thông báo
Theo mặc định thì khi bạn tắt tường lửa, hệ thống sẽ hiện cảnh báo máy tính không an toàn và hiện thông báo khuyến khích bạn bật lại tường lửa.
Việc của bạn chỉ là click vào thông báo đó, máy tính sẽ tự động kích hoạt lại Firewall cho bạn. Nếu không thấy thống báo bạn có thể kiểm tra ở mục Notifications nằm ở góc dưới cùng bên phải màn hình.
Bật tường lửa trong Setting
Bạn tiến hành truy cập lại vào mục Update & Security – Windows Security – Firewall & network protection như hướng dẫn ở trên, chọn mạng bạn vừa tắt và kéo thanh trượt ngược lại về phía On, tưởng lửa sẽ được bật lại cho bạn.
Bật tường lửa trong Control Panel
Bạn cũng tiến hành truy cập lại vào mục cài đặt Control Panel rồi chọn Windows Defender Firewall.
Ở ngay màn hình chính sẽ có một thông báo Update your Firewall settings, bạn chỉ việc bấm vào nút Use recommended settings là hệ thống sẽ tự động bật lại tường lửa.
Hoặc bạn cũng có thể bấm vào Turn Windows Defender Firewall on or off ở menu bên trái và tự tay bật chúng lên.
Bật Firewall bằng Command Prompt
Đầu tiên bạn cần truy cập lại vào Command Prompt bằng quyền Admin.
Bây giờ thay vì câu lệnh cũ, bạn hay nhập vào câu lệnh netsh advfirewall set allprofiles state on sau đó bấm Enter.
Khi hệ thống trả về kết quả OK tức là tường lửa đã được bật lại như cũ rồi đấy.
Lời kết
Với hướng dẫn bật tắt tường lửa trong Win 10 ở trên, Sự kiện công nghệ chắc chắn rằng bạn cũng đã có đủ kinh nghiệm để tự mình thực hiện việc này. Hãy thực hiện cẩn thận và bảo vệ máy tính của bạn an toàn nhé, chúc bạn thành công.